Tìm hiểu về yến huyết
Xét
theo hình thức sản phẩm, cụ thể theo màu sắc tổ yến sào, tổ yến sào có thể chia
thành 3 loại cơ bản là tổ yến sào trắng,tổ yến sào hồng và tổ
yến sào huyết. Nhiều người tiêu dùng thắc mắc, vì sao yến huyết có
màu đỏ, dưới đây là lý giải từ các nhà khoa học.
Cũng
như tên gọi, yến huyết là loại tổ yến sào có màu đỏ, được xem là có
giá trị cao nhất và tốt nhất trong số các loại yến. Tùy từng khu vực khai thác
từ đảo hoặc tại nhà mà yến huyết sẽ có màu đỏ rực đến màu đỏ nhạt.
Yến
huyết đảo là những tổ yến sào được thu hoạch ngay trên đảo ngoài biển. Tại
những đảo này, yến sẽ làm tổ trong hang động, tổ treo lơ lửng trong hang nên
rất khó để thu hoạch. Ở Việt Nam, yến huyết đảo Khánh Hòa là đơn vị duy nhất
được Nhà nước cấp phép quản lý và cho phép thu hoạch nên giá yến huyết Khánh
Hòa thường cao hơn giá yến huyết tại các khu vực khác.
Vì sao giá của yến huyết đắt như hiện nay?
Theo
các nhà cung cấp và phân phối các sản phẩm tổ yến sào hiện nay, các sản phẩm
yến tố được chia làm 3 loại chính và cơ bản nhất: tổ yến sào trắng, tổ yến sào
hồng và giá trị cao nhất là tổ yến sào huyết. Trong đó, thông dụng nhất vẫn là
yến trắng( bạch yến) chiếm tới 90% thị trường và được thu hoạch mỗi năm lên tới
3-4 lần nên có giá khá phải chăng.
Như
vậy, tổng sản lượng của yến hồng và yến huyết chỉ 10%. Điều này chứng tỏ, việc
khai thác yến huyết là vô cùng khó khăn, thậm chí, mỗi năm chỉ cho phép một lần
khai thác. Do đó, chưa kể tới giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của yến huyết
đã vô cùng cao.
Nghiên
cứu kĩ hơn về thành phần đạm cho thấy tổ yến sào không có các loại protein,
axit alginic của rong tảo. Tuy nhiên, tổ yến sào cũng không có chứa các hồng
cầu và những phức chất hem của huyết mà chứa khá nhiều sắt. Khi cơ thể có đủ
sắt, sẽ mang lại những lợi ích về công dụng hiệu quả.
Yến
huyết vì thế cũng không phải được tạo ra do máu của chim yến mà là do thành
phần sắt của đá trong các hang động tạo nên.Vì thế, so với yến trắng, yến hồng,
lượng sắt của yếu huyết cao hơn nhiều. Cũng bởi lý do này mà giá yến huyết cao
hơn nhiều so với giá của yến trắng và chất lượng dinh dưỡng của loại tổ yến sào
này cũng cao hơn rất nhiều so với những loại tổ yến sào cùng loại.
Yến huyết được tạo nên từ đâu?
Tổ yến
sào huyết tại đảo được hình thành từ máu chim yến hay do môi trường?
Qua
những nghiên cứu bằng các tài liệu của nước ngoài thì sự hình thành tổ yến sào
huyết là một “ giai thoại” có thật. Và số lượng cũng không nhiều đến mức đâu
đâu bạn cũng có thể tìm mua được tổ yến sào huyết hoặc như những lời quảng cáo
trên thị trường.
Yến
huyết lần đầu tiên được tìm thấy trong các hang động tự nhiên từ các nước
chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan,
Indonesia. Một số nói rằng các chim yến trộn nước bọt và máu của nó khi xây tổ,
một số ý kiến khác nói rằng do chim yến bị già yếu nên yến làm việc quá sức khi
bị nôn ra máu trong quá trình xây tổ.
Thực tế
là máu khi cứng màu đen, và nếu yến huyết có chất lượng tốt là do máu của chim
yến trong đó thì có lẽ sử dụng máu chim yến tốt hơn là tổ yến sào huyết chăng?
Quan
điểm trên bị phủ nhận khi các nhà khoa học phát hiện ra có yến hồng, tổ yến sào
màu vàng. Từ đó, các suy luận dần đi theo hướng do môi trường và điều kiện
thiên nhiên tác động. Cụ thể, yến huyết là thành phẩm cuối cùng của quá trình
lên men tự nhiên.
Đầu
tiên các tổ yến sào huyết vẫn có màu trắng bình thường, vẫn là tổ của chim yến,
qua thời gian kết hợp với các yếu tố tự nhiên, khí hậu trong hang động, vách đá
(có thể trong nhà yến được thiết kế) sẽ được hình thành.
Các yếu
tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng tích cực đến quá trình lên men hữu cơ và
tốt cho sức khỏe khi sử dụng nên yến huyết trở thành vua của các loại
tổ yến sào, có thành phần dưỡng chất, công dụng tốt hơn, khả năng chăm sóc sức
khỏe cũng như cải thiện các hệ cơ quan cao hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng
cho thấy khả năng hấp thụ của cơ thể được tối ưu khi sử dụng yến huyết.
Theo
ông Trương Xuân Tiến – Chủ một doanh nghiệp phân phối yến tại TP HCM, ông đã
mày mò và nghiên cứu nhiều tài liệu nước ngoài thông qua các trang tin và ông
cho rằng, màu đỏ của tổ yến sào nhà một phần chân hoặc toàn tổ là do có sự phản
ứng hóa học của khí Amoniac ( NH3) có trong phân yến lâu ngày tại những hang
động, thành tường.
Ta có
thể thực hiện phương trình hóa học như sau:
- Phương trình hóa học 1: 2 NH3 + 3 O2 —> 2 HNO2 + 2 H2O—> có chất xúc tác là vi khuẩn nitrosomonas.
- Phương trình hóa
học 2: 2 HNO2 + O2 —> 2 HNO3 —> Có chất xúc tác là vi khuẩn
notrospira.
Ở cả
hai phản ứng trong các phương trình, đều có điều kiện xảy ra là trong không khí
có oxy nên thời gian phản ứng của phương trình 1 sẽ xảy ra nhanh hơn so với
thời gian phản ứng 2. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, các nhà nuôi yến sẽ tạo môi
trường tổ yến sào có sự ô nhiễm NH3 từ phân chim bằng cách hạn chế thường xuyên
vệ sinh nơi chim yến thường làm tổ.
Nếu nhà
làm bằng cách này thì tổ yến sào thường có màu đỏ từ dưới chân và lan dần lên
trên toàn tổ. Thông thường, yến huyết sẽ được thu hoạch trong thời gian khoảng
từ 3-4 tháng với màu đỏ một phần chân hoặc toàn tổ.